BUỒNG TRỨNG ĐA NANG CÓ CON ĐƯỢC KHÔNG?

Buồng trứng đa nang là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ, đặc biệt là chị em trong độ tuổi sinh sản. Đây còn là bệnh lý rối loạn nội tiết phổ biến ở chị em phụ nữ và nếu không được thăm khám phát hiện kịp thời sẽ gây vô sinh. 

Vì thế, không ít chị em khi biết mình mắc bệnh thường vô cùng lo lắng đến khả năng mang thai của bản thân. Vậy thực chất căn bệnh này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào? Nếu bị buồng trứng đa nang vậy bạn có con được không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây bạn nhé.

Buồng trứng đa nang là gì?

Bạn biết đó, “đa” là nhiều – nên buồng trứng đa nang tức là buồng trứng có nhiều nang. Nhưng sự đời không đơn giản vậy đâu, thực tế nó phức tạp hơn nhiều lần.

Buồng trứng đa nang gọi đúng phải là Hội chứng buồng trứng đa nang (HC BTĐN) hay còn gọi là PCOS. Đây là bệnh xảy ra ở những phụ nữ có quá nhiều hormone sinh dục nam trong khi lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể không đủ. Điều này khiến quá trình rụng trứng trở nên bất thường hơn. 

Làm sao biết được mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang?

Biểu hiện của bệnh này rất đa dạng nhưng có thể nhận biết thông qua 3 nhóm đặc điểm điển hình như sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt: biểu hiện bằng tình trạng kinh thưa hay không có kinh. Đây là đặc điểm thường gặp nhất và có thể khiến bạn cũng như người thân lo lắng nhiều.
  • Biểu hiện rối loạn nội tiết tố: rậm lông (vùng mặt, thân mình), mụn mặt, mụn trứng cá nhiều, da mặt dày, dầu, hói đầu giống nam giới. Để xác định, bác sĩ sẽ xét nghiệm nội tiết tố để đánh giá.
  • Siêu âm thấy hình ảnh BTĐN: có tiêu chuẩn đánh giá BTĐN, chứ không đơn thuần thấy “nhiều nhiều” rồi chẩn đoán.

Buồng trứng đa nang muốn có con được không?

Theo các chuyên gia sinh sản, phụ nữ mắc BTĐN vẫn có thể có con. Khoảng 17% những người bị đa nang vẫn có thể có con một cách tự nhiên và hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, cơ hội thụ thai của những người bị đa nang thấp hơn bình thường rất nhiều. Tình trạng để càng lâu thì nguy cơ bị hiếm muộn càng cao. Hơn nữa, nếu mang thai tỷ lệ cao sẽ sảy thai, sinh non do các nang trứng và dây xoắn buồng trứng chèn ép lên thai, làm bong thai và bị đẩy ra ngoài.

Điều trị buồng trứng đa nang như thế nào?

Điều trị cho hết BTĐN thì tiếc rằng vẫn chưa làm được. Nhưng điều trị những rắc rối do BTĐN gây ra thì hiện nay đã có. Sau đây là những phương pháp điều trị BTĐN kịp thời để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ:

  • Mổ nội soi để đốt điểm buồng trứng. Phương pháp này thích hợp cho nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, thời gian mong con ngắn. Tuy nhiên lại gây lo ngại giảm dự trữ buồng trứng do huỷ mô lành. Nên phương pháp này đã không còn sử dụng nhiều nữa.
  • Kích thích buồng trứng với thuốc uống hoặc tiêm. Việc theo dõi đòi hỏi bác sĩ phải nhiều kinh nghiệm vì đáp ứng với thuốc của bệnh nhân BTĐN rất đa dạng. Hậu quả nếu không theo dõi kỹ là quá kích buồng trứng và đa thai.
  • Lúc này thích hợp cung cấp thêm cho bạn một thông tin về phương pháp điều trị cho bệnh nhân BTĐN, đó là trưởng thành trứng non trong ống nghiệm (IVM). Nuôi trứng non vừa an toàn (không lo quá kích buồng trứng), vừa đỡ mất thời gian và công sức hơn thụ tinh trong ống nghiệm bình thường, vừa tiết kiệm nhiều chi phí. Bác sĩ lấy trứng nhỏ trên buồng trứng của bạn đem nuôi lớn rồi kết hợp với tinh trùng thành phôi. Qúa trình này diễn ra trong phòng thí nghiệm, sau đó phôi được chuyển vào buồng tử cung, 14 ngày sau bạn thành “mẹ bầu”. Điều tuyệt vời hơn nữa là bạn đang sống ở một đất nước mà kỹ thuật nuôi trứng non thuộc hàng top trên thế giới. Nhiều chuyên gia nước ngoài đã đến để học tập và trao đổi kinh nghiệm đủ chứng tỏ bạn được ưu ái “thiên thời và địa lợi” rồi.

Tóm lại người bị buồng trứng đa nang vẫn có thể có thai tự nhiên, nhưng mức độ nhanh chậm tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu 1 năm chưa có thai bạn nên đến khám hiếm muộn cả 2 vợ chồng để tìm phương pháp điều trị phù hợp nhé. Vậy nên các chị em khi đang trong giai đoạn mong con có những dấu hiệu của BTĐN đừng quá lo lắng. Bạn nên tìm đến cơ sở y tế đáng tin cậy để thăm khám và làm những xét nghiệm cận lâm sàng để khẳng định bạn nhé.