DINH DƯỠNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI

Có một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú. Tình trạng dinh dưỡng của thai nhi sẽ chủ yếu phụ thuộc vào chế độ ăn uống của người mẹ. Chính vì điều này m thời kỳ mang thai là thời gian mà các mẹ bầu cần chú trọng đến sức khỏe và dinh dưỡng của bản thân. Hãy cùng IVFMD tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng khi mang thai nhé thông qua bài viết dưới đây nhé!

Mẹ bầu cần ăn bao nhiêu calo để đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai?

Một câu nói phổ biến dành cho phụ nữ mang thai là “ăn cho hai người”. Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng nếu ăn gấp đôi lượng thức ăn thông thường của bản thân trong thai kỳ là rất nguy hiểm. Thay vì “ăn cho hai người”, bạn hãy ăn uống một cách lành mạnh gấp đôi.

Nếu bạn mang một bé, bạn cần thêm 340 calo mỗi ngày bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ) và thêm 450 calo trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ). Nếu bạn mang hai bé, bạn cần thêm 600 calo mỗi ngày. Và nếu bạn mang ba bé, bạn cần thêm 900 calo mỗi ngày. (Theo khuyến cáo của Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ – ACOG)

Các vitamin và khoáng chất cần cho quá trình mang thai

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần axit folic, sắt, canxi, vitamin D, choline, axit béo omega-3, vitamin B và vitamin C.

Hãy cùng tham khảo bảng dưới để biết lượng khuyến nghị các vitamin và khoáng chất chính trong thai kỳ nhé.

Chất dinh dưỡng (lượng khuyến nghị hàng ngày)

Tại sao bạn và thai nhi của bạn cần nó?

Nguồn tốt nhất

Canxi

(1.300 mg cho độ tuổi từ 14 đến 18; 1.000 mg cho độ tuổi từ 19 đến 50)

Xây dựng xương và răng chắc khỏe Sữa và các sản phẩm khác từ sữa như phô mai, sữa chua. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ các nguồn khác, chẳng hạn như bông cải xanh, thực phẩm tăng cường (ngũ cốc, bánh mì và nước trái cây), hạnh nhân và hạt vừng, cá mòi, cá cơm có xương và các loại rau lá xanh đậm.
Sắt (27 mg) Giúp các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho thai nhi Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, cá, tôm, đậu khô, đậu Hà Lan, ngũ cốc tăng cường chất sắt, nước ép mận. Bạn cũng nên ăn thêm các loại thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn như cam, bưởi, dâu tây, bông cải xanh và ớt.
Iốt (220 mcg) Cần thiết cho sự phát triển não khỏe mạnh Muối iốt, các sản phẩm từ sữa, hải sản, thịt, một số loại bánh mì, trứng.
Choline (450 mg) Quan trọng cho sự phát triển não và tủy sống của thai nhi Mặc dù cơ thể tự sản xuất một số choline, nhưng không đủ để đáp ứng tất cả các nhu cầu khi bạn đang mang thai. Bạn sẽ phải bổ sung choline từ chế độ ăn uống vì hầu hết các thuốc bổ hiện tại thành phần đều không có choline. Choline có thể được tìm thấy trong sữa, gan bò, trứng, đậu phộng, các sản phẩm từ đậu nành
Vitamin A

(750 mcg cho độ tuổi từ 14 đến 18; 770 mcg cho độ tuổi từ 19 đến 50)

Hình thành làn da và thị lực khỏe mạnh cho thai nhi Cà rốt, rau lá xanh, khoai lang.
Vitamin C

(80 mg cho độ tuổi từ 14 đến 18;      85 mg cho độ tuổi từ 19 đến 50)

Thúc đẩy nướu, răng và xương khỏe mạnh Trái cây có múi, ổi, bông cải xanh, cà chua, dâu tây.
Vitamin D (600 IU) Xây dựng xương và răng của thai nhi

Giúp tăng cường thị lực và làn da khỏe mạnh

 

Ánh nắng mặt trời, sữa, cá béo như cá hồi và cá mòi, dầu gan cá, lòng đỏ trứng.
Vitamin B6 (1,9 mg) Giúp hình thành các tế bào hồng cầu

Giúp cơ thể sử dụng protein, chất béo và carbohydrate

Thịt bò, gan, thịt lợn, giăm bông, ngũ cốc nguyên hạt, chuối
Vitamin B12 (2,6 mcg) Duy trì hệ thần kinh

Giúp hình thành các tế bào hồng cầu

 

Thịt, cá, thịt gia cầm, sữa (người ăn chay nên uống bổ sung)
Axit folic (600 mcg) Giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não và cột sống

Hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển chung của thai nhi và nhau thai

 

Ngũ cốc tăng cường, bánh mì, mì ống, đậu phộng, rau lá xanh đậm, nước cam, đậu. Đồng thời cũng nên uống bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày ít nhất 1 tháng và duy trì trong 12 tuần đầu của thai kỳ.
Axit béo omega-3 Phát triển của não bé trước và sau khi sinh Omega-3 là một loại chất béo được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại cá. Hạt lanh (xay hoặc dầu) cũng là một nguồn cung cấp omega-3 dồi dào.

Các nguồn omega-3 khác bao gồm bông cải xanh, dưa đỏ, đậu tây, rau chân vịt (rau bina), cải súp lơ và quả óc chó.

 

Mẹ bầu cần tăng bao nhiêu cân khi mang thai?

Theo Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị việc tăng cân phụ thuộc vào sức khỏe và chỉ số khối của cơ thể (BMI) của mẹ bầu trước khi mang thai.

Nếu bạn bị thiếu cân trước khi mang thai, bạn sẽ cần tăng nhiều hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường. Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai, bạn sẽ nên tăng ít hơn.

  • Trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ) bạn có thể chỉ cần tăng từ 0,5 – 2 kg hoặc không tăng.
  • Nếu bạn có cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai, bạn nên tăng từ 0,25 – 0,5 kg mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba (6 tháng tiếp theo của thai kỳ).

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp mẹ bầu có đủ sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cần cân bằng giữa việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi và duy trì cân nặng của bản thân hợp lý. Trên đây là thông tin tham khảo về dinh dưỡng trong thai kỳ, bạn vẫn cần gặp bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất dựa theo nhu cầu của chính bạn nhé!